Các
biện pháp phòng
chống đuối nước:
* Về
phía nhà trường:
- Các dụng cụ chưa nước tại trường
phải có nắp đậy thật chắc chắn và thường xuyên kiểm tra.
-Tuyên truyền nâng cao nhận thức về
trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh về
phòng chông đuối nước cho trẻ.
- Giáo dục các em
học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến
sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình
thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề
phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình.
* Về phía học sinh:
- Chỉ đi bơi ở
các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ hoặc phụ huynh biết bơi giám
sát, không được tự ý đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết
bơi đi kèm.
-
Tránh xa những nơi nguy hiểm, không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, sông,
suối, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố.
- Không ăn no,
dùng các chất kích thích trước khi xuống nước.
- Trước khi
xuống nước phải khởi động kỹ.
- Khi đi tàu
thuyền phải mang theo áo phao, không lên đò thuyền chở nặng và không an toàn về
kỹ thuật.
* Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh phải giám sát không để
con em mình ngoài tầm kiểm soát, không cho trẻ chơi xung quanh gần khu cực ao
hồ sông suối.
- Ở nhà có trẻ
nhỏ không nên để những chum vại, thùng nước, bể nước, giếng nước nếu bắt buộc
phải có thì nên đậy nắp thật chắc chắn để trẻ em không mở nắp được.
- Những nhà ở
gần vùng sông , suối, ao, hồ cần làm cửa chắn và rào kín xung quanh.
- Phụ huynh nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4
tuổi) khi trẻ biết nghe lời, phát triển
đủ thể chất và trí tuệ để đủ khả năng thích nghi và xử lý các tình huống xảy ra
trong khi bơi.
- Khi cho trẻ bơi người lớn phải giám sát
và không được rời mắt để làm công việc khác như sử dụng điện thoại, đọc sách,
tán chuyện,…